Các bài đăng bởi phannhaonline

Hành trình thăng trầm với nghề của đầu bếp Ryan Pham

Nhân dịp Tết Dương lịch, mời quý độc giả tìm hiểu những thăng trầm của nghề bếp qua câu chuyện của đầu bếp Ryan Pham.

Hành trình thăng trầm với nghề của đầu bếp Ryan Pham - Ảnh 1.

Đầu bếp Ryan Pham và câu chuyện đưa ẩm thực Việt vươn ra quốc tế

Đầu bếp Ryan Pham chia sẻ, anh đến với nghề bếp khá trễ so với các bạn bè đồng nghiệp. Tuy nhiên, niềm yêu thích khám phá hương vị và đam mê chế biến các món ăn là nguồn động lực giúp anh luôn quyết tâm học hỏi và trau dồi kỹ năng nghề mỗi ngày. Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Việt Nam, anh quyết định sang Úc tiếp tục trải nghiệm với nghề bếp trong 5 năm để phát triển nhiều hơn.

Đầu bếp Ryan Pham luôn tự hào về nền ẩm thực Việt Nam và mong muốn thế giới biết đến hương vị món ăn quê nhà. Vì vậy trong thời gian ở Úc, anh đã tham gia nhiều hoạt động để quảng bá ẩm thực Việt đến bạn bè Quốc tế. Tại các chương trình nấu ăn ở nông trại trồng nho của Úc, anh Ryan đã làm những món ăn đặc trưng hương vị Việt như bánh xèo, chè chuối nướng, bò nướng lá lốt,… Bên cạnh đó, anh Ryan còn làm bánh Tét, củ kiệu và cắt tỉa rau củ quả khi tham gia các bữa tiệc, hội chợ Tết ở Melbourne.

Hành trình thăng trầm với nghề của đầu bếp Ryan Pham - Ảnh 2.

Đầu bếp Ryan Pham cùng các tác phẩm cắt tỉa hoa quả tại Melbourne

Nấu ăn với tâm thế thực khách là gia đình của mình

Với đầu bếp Ryan Pham, niềm vui của anh là khi thấy thực khách của mình được thưởng thức những món ăn ngon. Vì vậy trong những năm theo đuổi nghề bếp, anh luôn trăn trở tìm cách khám phá các loại nguyên liệu, hương vị để chế biến thêm nhiều món mới. Đây cũng chính là động lực giúp anh Ryan Pham tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân nhiều hơn, phát triển sự nghiệp tốt đẹp hơn để mang đến mọi người nhiều món ăn ngon hơn.

Hành trình thăng trầm với nghề của đầu bếp Ryan Pham - Ảnh 3.

Anh Ryan thấy vui vẻ khi được nấu ăn cho mọi người

Đồng thời, đầu bếp Ryan Pham chia sẻ bí quyết giúp anh nấu ăn ngon vì anh luôn mang tâm thế thực khách là người thân của mình khi bước vào bếp. Bên cạnh các công thức nấu ăn chuẩn xác, việc tạo ra một món ăn ngon còn cần người đầu bếp đặt để tâm tư mình vào khi chuẩn bị món ăn. Cùng một món ăn, cùng một công thức, người đầu bếp có để tâm sẽ luôn làm ra bữa tiệc ngon hơn. Đây cũng là lý do “không có món ngon nào ngon hơn cơm mẹ nấu”.

Đầu bếp Ryan Pham với màu sắc riêng biệt trong nghề bếp

Hiện tại, đầu bếp Ryan Pham đang là đầu bếp chính của các chương trình truyền hình về nấu ăn như VTC7, HTV9, VTV3, VTV8, VTV9, SCTV2,…Tại các chương trình này, khán giả luôn dễ dàng nhận biết anh Ryan vì anh mang một màu sắc rất riêng biệt. Các món ăn của anh là sự kết hợp phong cách truyền thống pha lẫn hiện đại, tạo ra các hương vị mới lạ. Khi thưởng thức, thực khách sẽ được mở ra một không gian với các hương vị độc đáo, cho khán giả những trải nghiệm khác biệt trong ẩm thực.

Hành trình thăng trầm với nghề của đầu bếp Ryan Pham - Ảnh 4.

Anh là một đầu bếp với phong cách khác biệt

Hôm nay nhân dịp Tết Dương lịch, đầu bếp Ryan Pham mong muốn giới thiệu đến mọi người một vài món ăn tham khảo cho bữa tiệc gia đình ngày đầu năm. Trong bữa tiệc này, anh Ryan lựa chọn các nguyên liệu chính đến từ Ireland như tôm Langoustine, cua Nâu và ốc Bulot. Với 3 nguyên liệu này, đầu bếp Ryan đã tạo nên các món ăn hoàn hảo với màu sắc tươi sáng, hài hòa trong năm mới. Đồng thời, anh Ryan Pham gửi lời chúc đến quý độc giả có một năm mới thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui và tràn ngập may mắn.

Hành trình thăng trầm với nghề của đầu bếp Ryan Pham - Ảnh 5.

Một bữa ăn tràn đầy màu sắc do anh Ryan mang đến mọi người ngày đầu năm

Thông tin liên hệ Chef Ryan Pham:

Hotline: 076 999 99 23

Facebook: www.facebook.com/anhthy.phamvu

Fanpage: www.facebook.com/crpkitchen

Tik Tok: http://www.tiktok.com/@chef.ryan.pham

PV

Ngắm ảnh Đà Nẵng ‘lột xác’ thần kỳ thành đô thị hiện đại sau 25 năm trực thuộc trung ương

Ngắm ảnh Đà Nẵng lột xác thần kỳ thành đô thị hiện đại sau 25 năm trực thuộc trung ương - Ảnh 1.

Toàn cảnh sông Hàn và vịnh Đà Nẵng chụp từ núi Sơn Trà hồi đầu thế kỷ trước



Ngày 1-1-2022, Đà Nẵng tròn 25 năm trở thành thành phố trực thuộc trung ương sau khi tách khỏi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng vào ngày 1-1-1997.

Sau khi thoát khỏi “chiếc áo chật”, những nhà lãnh đạo thành phố khi ấy đã quyết tâm hướng mặt ra biển. Lúc đó phía bờ Đông sông Hàn – nay là quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn – vẫn còn là khu vực với nhiều nhà chồ, đời sống còn khó khăn, người dân Đà Nẵng hay đùa “con gái quận Ba không bằng bà già quận Một”.

Từ chỗ đôi bờ sông Hàn chỉ có mỗi cầu Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý, thành phố Đà Nẵng đã quyết tâm khai sáng vùng đất ven biển bằng những nhịp cầu nối đôi bờ sông.

Những nhịp cầu đã ra đời như cầu Sông Hàn – cây cầu hình thành từ sự đóng góp của hàng triệu tấm lòng, thông xe năm 2000; cầu Thuận Phước – cây cầu treo dây võng hiện đại và dài nhất Việt Nam, thông xe năm 2009; cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý mới – 2 cây cầu thành điểm nhấn kiến trúc, thông xe năm 2013… nối liền đôi bờ sông.

Thành phố cuối sông đầu biển đã thôi “nghiêng” về bờ Tây. Hướng mặt ra biển để rồi từ đó vùng đất phía Đông đã mạnh mẽ vươn lên trở thành trung tâm du lịch – dịch vụ của cả nước.

Đà Nẵng bắt đầu nổi danh và thu hút khách thế giới với những bãi tắm đẹp nhất hành tinh, những khu nghỉ dưỡng sang trọng.

Trong công cuộc kiến thiết đô thị, Đà Nẵng đã nhận được sự đồng thuận lớn từ nhân dân để rồi chỉnh trang, giải tỏa vùng đất rộng lớn với gần phân nửa số hộ dân trên toàn thành phố (khoảng 120.000 hộ).

Nhờ đó Đà Nẵng thay da đổi thịt và mở ra hơn 2 thập kỷ phát triển thần kỳ đến hôm nay.
Mời bạn đọc Tuổi Trẻ Online nhìn lại hành trình lột xác thần kỳ của đô thị Đà Nẵng vào đúng dịp kỷ niệm 25 năm trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
Ngắm ảnh Đà Nẵng lột xác thần kỳ thành đô thị hiện đại sau 25 năm trực thuộc trung ương - Ảnh 2.

Toàn cảnh bờ Tây sông Hàn trước thời điểm chia tách tỉnh 1997 – Ảnh: THÁI QUÁN CHÚNG

Ngắm ảnh Đà Nẵng lột xác thần kỳ thành đô thị hiện đại sau 25 năm trực thuộc trung ương - Ảnh 3.

Hai bờ Đông – Tây sông Hàn trước thời điểm xây cầu Sông Hàn – Ảnh: THÁI QUÁN CHÚNG

Ngắm ảnh Đà Nẵng lột xác thần kỳ thành đô thị hiện đại sau 25 năm trực thuộc trung ương - Ảnh 4.

Lễ thông xe cầu Sông Hàn năm 2010 – Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH LẠC

Ngắm ảnh Đà Nẵng lột xác thần kỳ thành đô thị hiện đại sau 25 năm trực thuộc trung ương - Ảnh 5.

Sông Hàn về đêm bây giờ – Ảnh: NGUYỄN CHÍ KHÁNH

Ngắm ảnh Đà Nẵng lột xác thần kỳ thành đô thị hiện đại sau 25 năm trực thuộc trung ương - Ảnh 6.

Hướng mặt ra biển, Đà Nẵng đã có bước phát triển thần kỳ trở thành trung tâm du lịch – dịch vụ mang tầm vóc khu vực. Trong ảnh là một trong những con tàu du lịch lớn nhất hành tinh cập cảng Đà Nẵng – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Ngắm ảnh Đà Nẵng lột xác thần kỳ thành đô thị hiện đại sau 25 năm trực thuộc trung ương - Ảnh 7.

Đã có thời điểm Đà Nẵng đón hơn 8 triệu lượt khách mỗi năm, gấp 7 lần số dân thành phố. Trong ảnh: du khách đến tham quan Bà Nà trước thời điểm xảy ra dịch COVID-19 – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Ngắm ảnh Đà Nẵng lột xác thần kỳ thành đô thị hiện đại sau 25 năm trực thuộc trung ương - Ảnh 8.

Công viên APEC Đà Nẵng – Ảnh: HUỲNH VĂN TRUYỀN

Ngắm ảnh Đà Nẵng lột xác thần kỳ thành đô thị hiện đại sau 25 năm trực thuộc trung ương - Ảnh 9.

Thành phố Đà Nẵng đã trở thành thành phố của lễ hội, sự kiện với những cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, cuộc đua thuyền buồm vòng quanh thế giới Clipper Race, cuộc thi marathon quốc tế, Đại hội thể thao bãi biển châu Á, nơi diễn ra sự kiện chính APEC Việt Nam 2017 – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Ngắm ảnh Đà Nẵng lột xác thần kỳ thành đô thị hiện đại sau 25 năm trực thuộc trung ương - Ảnh 10.

Thành phố Đà Nẵng hiện đại hôm nay nhìn từ phía biển – Ảnh: NGUYỄN CHÍ KHÁNH

Ngắm ảnh Đà Nẵng lột xác thần kỳ thành đô thị hiện đại sau 25 năm trực thuộc trung ương - Ảnh 11.

Người dân Đà Nẵng ghé thăm một triển lãm về thành tựu đổi mới ở Đà Nẵng – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Ngắm ảnh Đà Nẵng lột xác thần kỳ thành đô thị hiện đại sau 25 năm trực thuộc trung ương - Ảnh 12.

Biển Đà Nẵng không chỉ là “bãi biển đẹp nhất hành tinh” mà còn là nơi hội tụ nhiều giải đấu và hoạt động thể thao quốc tế

Ngắm ảnh Đà Nẵng lột xác thần kỳ thành đô thị hiện đại sau 25 năm trực thuộc trung ương - Ảnh 13.

Sân bay quốc tế Đà Nẵng được xây dựng mới hoàn toàn và mở rộng sau đó thêm nhà ga quốc tế , trở thành một sân bay nhộn nhịp khách du lịch quốc tế – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Ngắm ảnh Đà Nẵng lột xác thần kỳ thành đô thị hiện đại sau 25 năm trực thuộc trung ương - Ảnh 14.

Biển Mân Thái trong mùa cao điểm du lịch – Ảnh: VĂN ĐỨC QUÝ

Ngắm ảnh Đà Nẵng lột xác thần kỳ thành đô thị hiện đại sau 25 năm trực thuộc trung ương - Ảnh 15.

Cầu quay Sông Hàn trong hòa cùng niềm vui chào đón cuộc thi đua thuyền buồm vòng quanh thế giới – Ảnh: ĐẶNG HỮU HÙNG

Ngắm ảnh Đà Nẵng lột xác thần kỳ thành đô thị hiện đại sau 25 năm trực thuộc trung ương - Ảnh 16.

TP Đà Nẵng nhìn từ cầu Thuận Phước cuối sông Hàn – Ảnh: HUỲNH VĂN TRUYỀN

Ngắm ảnh Đà Nẵng lột xác thần kỳ thành đô thị hiện đại sau 25 năm trực thuộc trung ương - Ảnh 17.

Cảng Đà Nẵng, một trong những đầu mối giao thông sôi động nhất miền Trung -Tây Nguyên. Trong tương lai gần Đà Nẵng sẽ có thêm cảng Liên Chiểu ở khu vực Tây Bắc – Ảnh: HUỲNH VĂN TRUYỀN

Những nhịp cầu phát triển Đà Nẵng - Kỳ cuối: Thương hiệu “những cây cầu”Những nhịp cầu phát triển Đà Nẵng – Kỳ cuối: Thương hiệu “những cây cầu”

TTO – Khi được Đà Nẵng mời xây dựng thương hiệu cho ngành du lịch, ông Guillaume Van Grinsven, chuyên gia cao cấp của Tổ chức Hỗ trợ quốc tế Hà Lan (PUM), đã chỉ ngay rằng đó là “những cây cầu”.

Những cặp thực phẩm cực kỵ nhau, biết mà tránh khi ăn để khỏi “rước bệnh vào thân“

Thứ Tư, ngày 29/12/2021 12:00 PM (GMT+7)

Dù không cố ý kết hợp, nhưng nếu bạn vô tình ăn phải những thực phẩm kỵ nhau thì sẽ dễ gặp hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Sự kiện: Sống khỏe

Những cặp thực phẩm cực kỵ nhau, biết mà tránh khi ăn để khỏi "rước bệnh vào thân" - 1

Những cặp thực phẩm cực kỵ nhau, biết mà tránh khi ăn để khỏi "rước bệnh vào thân" - 2

Ảnh minh họa: Internet

Đậu nành và hành lá

Đậu nành chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể chẳng hạn như canxi hoặc protein. Nhưng trái lại, hành lá lại chứa rất nhiều axit oxalic. Khi bạn kết hợp hai món này với nhau, lượng axit oxalic trong hành lá sẽ phân hủy canxi chứa trong đậu nành. Việc này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu bạn để tình trạng này kéo dài, điều đó dẫn đến việc những kết tủa không tan sẽ dần hình thành trong dạ dày của bạn.

Gan lợn và giá đỗ

Gan lợn có chứa đồng, khi bạn xào chung với giá đỗ dễ gây mất chất dinh dưỡng của giá. Vì lượng vitamin C trong giá đỗ có thể oxy hóa chất đồng – vốn có trong gan lợn.

Sữa chua và thịt giăm bông

Sữa chua là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sữa chua có thể làm bạn mắc bệnh ung thư nếu dùng chung với thịt giăm bông. Những người bán hàng thường có xu hướng thêm nitrat vào trong thịt để tránh nhiễm botulinum, một dạng protein và độc tố thần kinh có trong thịt nhằm hạn chế việc nhiễm khuẩn thực phẩm. Tuy nhiên, nitrat còn giúp làm chậm quá trình thịt bị thiu và bắt đầu phân hủy nên giúp bảo quản thịt lâu hơn. Khi sữa chua và thịt kết hợp với nhau sẽ tạo ra những hợp chất nitrosamines và carcinogen, chính là những chất gây ung thư.

Sữa đậu nành và trứng gà

Sữa đậu nành chứa men protidaza gây ức chế sự hoạt động của protein vốn có trong trứng gà, dẫn đến việc cản trở quá trình tiêu hóa cũng như gây chứng đầy bụng khó tiêu sau khi ăn.

Dưa hấu và thịt

Thịt thường được xếp vào danh sách những thực phẩm “nóng” đối với cơ thể bạn và ngược lại, dưa hấu thuộc nhóm thực phẩm “mát”. Chính vì sự trái ngược này mà khi được kết hợp với nhau, mức độ hiệu quả về mặt dinh dưỡng của thịt sẽ bị giảm xuống trầm trọng. Không chỉ dừng lại ở đó, điều này thậm chí còn có thể gây nguy hiểm cho những người mắc chứng bệnh suy nhược lá lách và gây ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày của bạn.

Thịt bò và hạt dẻ

Bên trong hạt dẻ chứa một lượng vitamin C dồi dào. Tuy nhiên, lượng vitamin C này lại có thể phản ứng với các vi sinh vật có thể tìm thấy ở thịt bò, từ đó giảm đi giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ. Hơn nữa, thịt bò và hạt dẻ còn được xem là những thực phẩm kỵ nhau gây tác hại đến cho hệ tiêu hóa của bạn.

Thịt dê và nước chè

Sau khi dùng thịt dê, thịt chó thì bạn không nên uống nước chè (trà) vì dễ tạo thành chất tannalbin gây se niêm mạc ruột, dẫn đến việc táo bón, thậm chí làm tăng khả năng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Cua và quả hồng

Với hàm lượng axit tanic trong quả hồng có thể sẽ khiến cho dạ dày của bạn cảm thấy chứng khó tiêu, buồn nôn hoặc đau bụng khi dùng kèm với thịt cua hoặc tráng miệng sau khi dùng các món ăn làm từ thịt cua.

Tôm và vitamin C

Trong tôm thông thường có nhiều arsenic trioxide (As205). Chính vì thế, nếu bạn kết hợp tôm với các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C thì sẽ dẫn đến việc tạo ra những phản ứng hóa học trong dạ dày của bạn hình thành nên arsenic trioxide. Đây là những thực phẩm kỵ nhau có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Hồng và khoai tây

Trong khoai tây có rất nhiều axit vô cơ. Việc kết hợp khoai và hồng có thể khiến cho cơ thể, cụ thể là dạ dày bạn chứa đầy cặn và xác của trái hồng. Những loại cặn này hầu như không thể hòa tan hoặc pha loãng, chính vì vậy chúng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đối với quá trình tiêu hóa của cơ thể bạn.

Trái cây và sữa

Những loại trái cây chẳng hạn như táo, thanh long, dâu, dừa và dưa hấu không nên dùng chung với sữa. Trái cây chứa rất nhiều hợp chất axit, khi dùng chung với sữa, những hợp chất axit này sẽ kết hợp với lượng protein có trong sữa và trở nên cực kì khó tiêu hóa trong dạ dày của bạn.

Nguồn: https://tienphong.vn/nhung-cap-thuc-pham-cuc-ky-nhau-biet-ma-tranh-khi-an-de-khoi-ruoc-benh-vao-…Nguồn: https://tienphong.vn/nhung-cap-thuc-pham-cuc-ky-nhau-biet-ma-tranh-khi-an-de-khoi-ruoc-benh-vao-than-post1405043.tpo

5 nhóm người ”đại kỵ” với món lẩu, trẻ già nên hạn chế tối đa nếu không muốn mắc bệnh khi về già

Những ngày miền Bắc đổ lạnh, món lẩu luôn là một món ăn lý tưởng để mọi người có thể tụ tập, ăn cùng nhau giúp…

Loại rượu không thể thiếu trong năm mới của người Nhật, ngày xưa chỉ dành cho vua chúa

Thứ Tư, ngày 29/12/2021 19:00 PM (GMT+7)

Đây là một loại rượu ngâm thuốc bắc, pha trộn với nhiều loại thảo dược nên nó còn có tác dụng chữa bệnh.

Các món ăn trong ngày đầu năm mới của người Nhật đều mang ý nghĩa tốt lành. Thông qua đồ ăn thức uống, người dân tin rằng họ sẽ gặp được may mắn, có được sự giàu có, sức khỏe, sống thọ…

Có một loại thức uống đã trở thành một phần trong truyền thống này, kéo dài hơn 1000 năm qua, đó là một loại rượu tên toso.

Loại rượu không thể thiếu trong năm mới của người Nhật, ngày xưa chỉ dành cho vua chúa - 1

Loại rượu không thể thiếu trong năm mới của người Nhật, ngày xưa chỉ dành cho vua chúa - 2

Toso là gì?

Toso là một loại rượu có nguyên liệu làm từ một số loại thảo dược, nó trở thành một phần không thể thiếu trong năm mới ở Nhật Bản. Ký tự Kanji (Hán tự) của từ toso có 2 ý nghĩa là “linh hồn ma quỷ” và “tàn sát”. Do đó, nếu uống rượu toso sẽ tượng trưng cho việc tiêu diệt cái ác, mang lại sự bình yên và sức khỏe cho người dân.

Loại rượu không thể thiếu trong năm mới của người Nhật, ngày xưa chỉ dành cho vua chúa - 3

Bên cạnh đó, những thành phần thảo dược của loại rượu này còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh, nóng trong người, nâng cao sức đề kháng.

Theo quan niệm dân gian, nếu một người uống rượu toso sẽ giúp bảo vệ cả gia đình khỏi bệnh tật, nếu cả gia đình cùng uống sẽ bảo vệ được cả làng.

Loại rượu không thể thiếu trong năm mới của người Nhật, ngày xưa chỉ dành cho vua chúa - 4

Vào ngày đầu năm mới, rượu toso sẽ được rót vào 3 chiếc chén xếp chồng từ lớn đến bé, nó được rót từ một cái ấm trà sơn màu đặc biệt. Mỗi thành viên trong gia đình sẽ uống một ngụm trong khi quay mặt vào hướng đông, theo thứ tự từ trẻ đến già. Điều này để truyền lại sự tươi trẻ, nhanh nhẹn, đầy sức sống cho người già.

Tuy nhiên, tập tục này bắt nguồn từ Trung Quốc, nơi những người trẻ tuổi nhất uống rượu để đảm bảo nó không bị nhiễm độc, phòng ngừa những người già đáng kính chết bất ngờ.

Lịch sử của rượu Toso

Toso được cho xuất hiện trong thời kỳ Heian (thế kỷ thứ 9), lần đầu tiên được công nhận bởi Hoàng đế Saga (vị Hoàng đế thứ 52 của Nhật Bản).

Loại rượu không thể thiếu trong năm mới của người Nhật, ngày xưa chỉ dành cho vua chúa - 5

Trong suốt hàng trăm năm, toso vẫn là thức uống của giới quý tộc, là một phần không thể thiếu trong các dịp lễ kỷ niệm của cung đình. Sau đó, rượu toso dần dần được lưu hành cho dân chúng vào thời kỳ Edo (1603 – 1868).

Lý do khiến rượu toso trở thành một phần không thể thiếu trong năm mới của người Nhật là nhờ các hiệu thuốc. Không rõ chính xác vào thời gian nào nhưng những người bán thuốc bắt đầu gửi tặng cho các khách hàng của mình rượu toso dưới dạng o-seibo (một món quà cuối năm) để cầu chúc sức khỏe dồi dào trong năm mới. Phong tục này vẫn còn thông dụng ở nhiều nơi cho tới 30 năm trước.

Cách làm rượu toso như thế nào?

Rượu toso được pha trộn từ 5 -10 loại thảo mộc và gia vị khác nhau. Hỗn hợp ban đầu dựa trên công thức pha chế một loại thuốc cổ xưa của người Trung Quốc, bao gồm 8 thành phần. Nhiều loại trong số này vẫn được tiếp tục sử dụng, số khác có tác dụng quá mạnh nên bị thay thế.

Loại rượu không thể thiếu trong năm mới của người Nhật, ngày xưa chỉ dành cho vua chúa - 6

Hiện nay, rượu toso bao gồm các thành phần chính như quế, gừng, cây đại hoàng, tiêu Nhật, một số loại rễ và cây dại ít được biết đến. Thay vì tự tìm mua các loại nguyên liệu, bạn dễ dàng đến hiệu thuốc mua một túi trà tososan được đóng gói đẹp mắt. Các hiệu thuốc vẫn giữ nguyên loại trà tososan truyền thống trong nhiều thế kỷ.

Để chuẩn bị cho rượu toso vào đêm giao thừa, bạn cần ngâm túi trà tososan trong 300ml rượu Nhật truyền thống hoặc rượu mirin trong 7-8 tiếng. Bạn cũng có thể làm trước khi đi ngủ trước giờ giao thừa để có sẵn uống vào buổi sáng.

Loại rượu không thể thiếu trong năm mới của người Nhật, ngày xưa chỉ dành cho vua chúa - 7

Lưu ý: Mirin là một loại giấm rượu gạo thường được sử dụng trong nấu ăn của Nhật Bản, chứa ít cồn, nó khiến rượu toso tạo thành có vị ngọt hơn một chút.

Thật không may, việc uống toso giờ không còn thịnh hành như trước nữa. Người trẻ hiện nay không quá quan tâm tới sức khỏe và xem tập tục này cổ hủ. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm tới các loại thức uống truyền thống tốt cho sức khỏe của người Nhật, có thể mua hoặc làm thử loại rượu này.

Nguồn: http://danviet.vn/loai-ruou-khong-the-thieu-trong-nam-moi-cua-nguoi-nhat-ngay-xua-chi-danh-cho-v…Nguồn: http://danviet.vn/loai-ruou-khong-the-thieu-trong-nam-moi-cua-nguoi-nhat-ngay-xua-chi-danh-cho-vua-chua-502021291218584546.htm

Người Nhật thường trộn thêm loại hạt này khi nấu cơm để dưỡng sinh, VN bán rẻ bèo nhưng ít ai biết

Thay vì nấu cơm trắng, bạn có thể thêm vào một số loại hạt như hạt dẻ để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cơ thể…

Những món ăn giữ dáng ngày Tết chị em nào cũng cần biết

Thứ Năm, ngày 30/12/2021 08:00 AM (GMT+7)

Tết với những món ăn giàu dinh dưỡng cùng thời gian dài nghỉ ngơi, ít vận động khiến bạn dễ lên cân. Dưới đây là một số món ăn không chỉ thơm ngon, dễ làm mà còn giúp chị em giữ dáng trong kỳ nghỉ Tết.

Các món nộm, salad

Nộm su hào, xoài, ngó sen hay salad dưa chuột cà chua, bắp cải, là những món đơn giản mà bạn có thể ăn kèm mâm cỗ ngày Tết. Trước mỗi bữa ăn, hãy ăn thật nhiều nộm hoặc salad, chất xơ trong rau củ sẽ giúp lấp đầy dạ dày khiến bạn mau no và ăn ít hơn.

Bên cạnh đó, đây cũng là món ăn phù hợp với cả gia đình, bởi ngày Tết đa số các món sử dụng dầu mỡ nhiều, sự xuất hiện của những món rau tươi ngon sẽ chống ngán và cân bằng hương vị bữa ăn.

Những món ăn giữ dáng ngày Tết chị em nào cũng cần biết - 1

Những món ăn giữ dáng ngày Tết chị em nào cũng cần biết - 2

Cách làm nộm/salad rất đơn giản, công thức cơ bản theo tỉ lệ: đường, chanh dấm, nước mắm, nước lọc tương đương 1:1:2:4 , gia giảm tuỳ khẩu vị.

Lưu ý: Nên trộn ít đường nhất có thể, quá nhiều đường khiến món nộm trở nên “nguy hiểm” với mục đích giữ cân của bạn.

Mứt dừa tự làm

Mứt chắc chắn không phải món ăn an toàn, tuy nhiên, mứt là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Vậy làm sao để thoải mái thưởng thức món ngon này mà không lo tăng cân?

Để món mứt “an toàn” hơn cho vòng 2, bạn nên tự làm. Dừa là loại quả ít đường vậy nên khi được dùng làm mứt sẽ ít béo hơn các loại trái cây khác.

Những món ăn giữ dáng ngày Tết chị em nào cũng cần biết - 3

Dừa là loại quả ít đường vậy nên khi được dùng làm mứt sẽ ít béo hơn các loại trái cây khác.

Bên cạnh đó, khi bạn tự làm sẽ kiểm soát được lượng đường cho vào mứt, tỷ lệ hợp lý là 10: 1. Ví dụ, 100 g dừa thì sử dụng 10 g đường. Thay cho đường trắng thông thường, với mục đích giữ dáng ta nên sử dụng đường ăn kiêng hoặc mật ong.

Đường ăn kiêng có vị ngọt đậm đà như hương vị tự nhiên, nhưng lại cung cấp một lượng calo tối thiểu cho khẩu phần hàng ngày, vì vậy không gây tích tụ mỡ thừa cũng như tăng đường huyết sau ăn, rất tốt cho người ăn kiêng hay cần giảm cân và cả những người quan tâm tới một chế độ ăn lành mạnh để phòng ngừa các bệnh béo phì, tiểu đường và xơ vữa động mạch.

Món súp đậu trắng

Những món ăn giữ dáng ngày Tết chị em nào cũng cần biết - 4

Món súp đậu trắng

Nguyên liệu:

– 120g thịt xông khói

– 1 củ hành tây

– 5 tép tỏi

– 8 chén nước dùng gà

– 4 lon đậu trắng

– 1 lá nguyệt quế

– 1 nhánh rosemary (có hoặc không)

– Muối và hạt tiêu

Sơ chế nguyên liệu làm súp đậu trắng:

Thịt xông khói thái hạt lựu vừa ăn

Hành tây bóc vỏ thái lát mỏng

Tỏi bóc vỏ băm nhỏ

Đậu trắng cho ra bát cho ráo nước

Các bước thực hiện làm súp đậu trắng:

Cho thịt xông khói vào một cái chảo đặt trên lửa vừa. Chiên thịt cho đến khi giòn, thỉnh thoảng lật thịt để cả hai mặt chín vàng như nhau.

Chuyển thịt xông khói vào một đĩa riêng, sử dụng một cái muỗng múc khoảng 3 muỗng canh mỡ thịt xông khói vừa chiên trong chảo vào một cái nồi khác.

Thêm hành tây và nấu trong 5 phút, thỉnh thoảng khuấy cho đến khi hành tây chín mềm và có màu hơi đục. Thêm tỏi và nấu trong 1-2 phút cho dậy mùi thơm, thỉnh thoảng đảo qua.

Cho tiếp nước dùng gà, đậu trắng, lá nguyệt quế, rosemary (nếu dùng) và một nửa số thịt xông khói đã chiên, khuấy đều để kết hợp. Tiếp tục nấu cho đến khi nồi soup bắt đầu hơi sôi thì các bạn giảm nhiệt xuống trung bình thấp. Thời gian đun súp sẽ mất khoảng 10-20 phút để các hương vị đạt đến tiêu chuẩn.

Nêm muối và hạt tiêu cho vừa ăn, đồng thời vớt bỏ các lá nguyệt quế và rosemary ra ngoài.

Múc súp đậu trắng ra bát, rắc thịt xông khói còn lại lên trên và thưởng thức.

Món mỳ Ý

Những món ăn giữ dáng ngày Tết chị em nào cũng cần biết - 5

Món mỳ Ý

Thành phần nguyên liệu nấu món mì Ý (Spaghetti) bao gồm:

– 300 gam thịt bò bằm (có thể mua thịt băm sẵn tại chợ và siêu thị)

– 200 gam cà chua

– 2-3 củ hành tây

– 100 gam tỏi xay, 100g hành tím xay

– Ớt băm (Nếu thích có vị cay)

– Xốt cà chua (có thể chọn mua rất nhiều loại xốt có cà chua làm sẵn tại siêu thị tùy theo khẩu vị)

– 1 gói mỳ Ý

– Muối, dầu ăn, tiêu

– Bơ, Mayonnaise

Cách làm:

Bước 1: Luộc mì

Cho 2 lít nước lạnh vào nồi và đun sôi, cho 1 muỗng cafe muối, cho 2 muỗng cafe dầu ăn để giúp cọng mì không bị dính lại với nhau.

Cho mỳ vào từ từ để các cọng mỳ không bị gãy, chờ khoảng 1 phút để các sợi mỳ mềm và ngập trong nước. Dùng đũa đảo đều để các cọng mỳ tơi và không dính vào nhau. Thời gian luộc mỳ khoảng 8-10 phút để mỳ chín hết và không bị sống.

Khi mỳ chín, vớt ra rá (rổ) để ráo nước. Sau đó trụng sơ qua nước lạnh để mỳ dai ngon hơn.

Bước 2: Thực hiện công đoạn chế biến nước xốt cà chua thịt bò bằm

Chế biến thịt bò bằm

– Thịt bò băm nhuyễn bỏ ra tô, ướp 2 muỗng cafe dầu ăn, 1 muỗng cafe muối và trộn để thịt thấm đều

– Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng dầu ăn và chờ cho nóng. Cho 1 ít tỏi băm và hành tím và phi cho thơm, sau đó cho thịt bò đã ướp vào chảo xào để thịt săn lại và bỏ ra đĩa. Sau khi thịt chín đều, chúng ta chắt riêng phần nước tiết ra từ thịt để dùng làm nước xốt.

Công đoạn chế biến xốt cà chua:

– Bắc chảo lên bếp cho một chút dầu vào, sau đó bỏ tiếp tỏi băm, hành tím băm vào phi cho thơm.

– Cho tiếp hành tây đã cắt hột lựu vào đảo đều đến khi thấy hành tây trong là được.

– Cho cà chua băm nhuyễn vào xào chung và đảo đều tay, cho thêm tương cà pha sẵn vào để món nước xốt đậm đà và có độ sánh hơn.

– Cho phần nước thịt bò bằm vào để tăng thêm mùi vị cho nước xốt

– Cho một ít bơ hoặc mayonnaise để món ăn có vị béo

– Nêm nếm hỗn hợp xốt vừa ăn với muối, đường, một ít bột nêm

– Đảo đều tay đến khi hỗn hợp nước xốt hơi sệt lại là được

– Chúng ta cho phần thịt bò bằm đã xào chín vào hỗn hợp trên và trộn đều để tạo thành món nước xốt mì Ý

Bước 3: Trình bày và thưởng thức

Cho mỳ ra đĩa, sau đó chan nước xốt cà chua thịt bò bằm lên trên. Có thể dùng thêm với các loại rau salad và tương ớt để tăng thêm mùi vị thơm ngon.

Món bắp cải cuốn

Những món ăn giữ dáng ngày Tết chị em nào cũng cần biết - 6

Món bắp cải cuốn

Nguyên liệu cần chuẩn bị

– Lá bắp cải hoặc cải thảo

– Thịt lợn xay/băm 200g

– Cà rốt nửa củ

– Vài cái nấm hương, mộc nhĩ

– Hành xanh (tùy chọn)

– Hạt nêm, tiêu xay

Cách làm bắp cải cuộn thịt hấp ngọt lịm

Bước 1: Cà rốt thái hạt lựu. Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở băm nhỏ. Hành xanh thái nhỏ

Bước 2: Lá bắp cải rửa sạch, cố gắng giữ nguyên lá không bị rách. Cái nào già phần cọng cứng thì bạn dùng dao lạng mỏng đi.

Bước 3: Thịt lợn xay ướp với 1 thìa hạt nêm, chút tiêu, trộn với nấm hương, mộc nhĩ, hành xanh để 10 phút cho ngấm. (Có thể cho thêm 1 thìa nhỏ dầu hào để hương vị thêm ngọt đậm đà)

Bước 4: Đun nước sôi, chần lá bắp cải chín tái, mềm là được.

Bước 5: Trải lá bắp cải ra, dùng thìa múc thịt cho vào lá, cuộn lại như gói nem. Ở bước này bạn có thể chần thêm vài lá hành xanh làm dây buộc cố định cho cuộn bắp cải không bị bung ra.

Bước 6: Đặt các cuộn bắp cải lên đĩa sứ, cho đĩa vào nồi hấp khoảng 10 – 15 phút là được.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nhung-mon-an-giu-dang-ngay-tet-chi-em-nao-cung-can-biet-a419724.htmlNguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nhung-mon-an-giu-dang-ngay-tet-chi-em-nao-cung-can-biet-a419724.html

3 món ngon dễ làm đãi cả nhà ngày Tết Dương lịch

Tết Dương lịch là dịp để mọi người tranh thủ dành thời gian cho gia đình. Hãy trổ tài làm những món ăn ngon đãi cả…

Dạ dày lợn khử sạch bách mùi hôi theo cách sau, rồi bỏ vào nồi chiên không dầu làm món này thì ăn bao nhiêu cũng không đủ

Thứ Năm, ngày 30/12/2021 16:00 PM (GMT+7)

Không phải luộc hay hầm, dạ dày lợn cho vào nồi chiên không dầu theo cách này thì giòn ngon, thơm phức, ăn ngày trở gió thì bao nhiêu cũng không đủ.

Trên diễn đàn ẩm thực, chị Trang Lê đã giới thiệu cho chị em món dạ dày lợn nướng bằng nồi chiên không dầu đảm bảo ngon “nhức nách”.

“Đây là tại thời tiết nhé, tại gió mùa nhé, tại mưa nhé chứ em không bao giờ chủ định ăn mấy cái đồ ướp ướp nướng nướng thơm thơm giòn giòn này đâu. Em thề em chỉ nếm thôi không ăn mà nhai cũng không nuốt. Nhưng không hiểu sao nếm 1-2 miếng khó cảm nhận được vị ghê đành thêm vài miếng nữa.”, chị Trang hài hước chia sẻ về món dạ dày ngon “nhức nách” của mình.

Dạ dày lợn khử sạch bách mùi hôi theo cách sau, rồi bỏ vào nồi chiên không dầu làm món này thì ăn bao nhiêu cũng không đủ - 1

Dạ dày khử hôi bằng dầu ăn và bột mì

Nguyên liệu:

Một cái dạ dày to, dày, nhiều phần màu đen; 2-3 mớ rau húng quế; 1 gói bột cà ri; 1 ít tiêu hạt, có tiêu xanh càng tốt; 1 ít húng đỏ ăn kèm; hạt nêm, mì chính, nước mắm.

Cách làm:

Dạ dày lợn khử sạch bách mùi hôi theo cách sau, rồi bỏ vào nồi chiên không dầu làm món này thì ăn bao nhiêu cũng không đủ - 2

Nhồi húng, tiêu, muối thật căng rồi khâu lại

Dạ dày chị Trang làm sạch, khử hôi bằng dầu ăn và bột mì. Theo đó, dạ dày mua về rửa sạch qua với nước rồi cho dầu ăn vào bóp thật kĩ để khử mùi hôi, rồi lại rửa sạch. Tiếp tục cho 1 lần bột mì vào bóp tiếp và rửa lại thật sạch. Qua hai bước khử như vậy, dạ dày thơm nức, mùi hôi biến mất.

Bắc một nồi nước vừa, thêm muối trắng đun sôi thì cho dạ dày vào luộc khoảng 5 phút. Vớt ra rửa thật sạch rồi lộn phần có màng mỡ ra ngoài.

Dạ dày lợn khử sạch bách mùi hôi theo cách sau, rồi bỏ vào nồi chiên không dầu làm món này thì ăn bao nhiêu cũng không đủ - 3

Luộc lại với muối, hành khô cả vỏ, tiêu

Rau húng quế rửa sạch, thêm tiêu, muối rồi nhồi căng vào dạ dày, dùng chỉ trắng khâu miệng dạ dày lại.

Cho dạ dày vào luộc với nước có muối, hành khô cả vỏ. Luộc sôi lửa vừa 35 phút.

Dạ dày lợn khử sạch bách mùi hôi theo cách sau, rồi bỏ vào nồi chiên không dầu làm món này thì ăn bao nhiêu cũng không đủ - 4

Tiếp tục ướp cùng gia vị khoảng 20 phút

Vớt dạ dày ra, bột cà ri, nước mắm, hạt nêm, dầu ăn, tiêu xay trộn đều, ướp vào dạ dày khoảng 20 phút.

Dạ dày lợn khử sạch bách mùi hôi theo cách sau, rồi bỏ vào nồi chiên không dầu làm món này thì ăn bao nhiêu cũng không đủ - 5

Nướng vàng bằng nồi chiên không dầu

Làm nóng nồi chiên không dầu rồi cho dạ dày vào quay. Để nhiệt 200 và kiểm tra liên tục. Vì dạ dày đã chín nên cho vào nồi chiên không dầu chỉ để làm vàng giòn mặt ngoài. Nhớ phết dầu ăn liên tục để tránh bị khô.

Dạ dày lợn khử sạch bách mùi hôi theo cách sau, rồi bỏ vào nồi chiên không dầu làm món này thì ăn bao nhiêu cũng không đủ - 6

Đĩa dạ dày thơm, ngọt lịm

Khi đã vàng đều 2 mặt thì mang thái ăn nóng. Chấm muối tiêu chanh hoặc mắm tôm kèm húng quế húng đỏ. Ăn vào ngày rét thì ngon vô đối.

Nguồn: https://giadinh.net.vn/da-day-lon-khu-sach-bach-mui-hoi-theo-cach-sau-roi-bo-vao-noi-chien-khong…Nguồn: https://giadinh.net.vn/da-day-lon-khu-sach-bach-mui-hoi-theo-cach-sau-roi-bo-vao-noi-chien-khong-dau-lam-mon-nay-thi-an-bao-nhieu-cung-khong-du-172211229154437223.htm

Để dạ dày lợn không bị dai hay cứng, khi nấu hãy nắm chắc mẹo ”nhỏ mà có võ” này

Dạ dày lợn tuy ngon nhưng không phải ai cũng biết chế biến đúng cách.

Món ăn yêu thích của Lưu Bang nhưng bị hậu thế sau này lên án kịch liệt

Thứ Năm, ngày 30/12/2021 19:00 PM (GMT+7)

Tương truyền, Lưu Bang rất thích ăn món này của Phàn Khoái nấu nhưng vì không có tiền nên thường xuyên ăn quỵt.

Món ăn yêu thích của Lưu Bang nhưng bị hậu thế sau này lên án kịch liệt - 1

Món ăn yêu thích của Lưu Bang nhưng bị hậu thế sau này lên án kịch liệt - 2

Lưu Bang.

Lưu Bang là sinh ra ở Từ Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Có lẽ mọi người đều biết điều này nhưng món ngon yêu thích nhất của vị Hoàng đế này thì không phải ai cũng biết. Đó chính là món thịt chó.

Cuộc đời ông có rất nhiều thăng trầm nhưng có một thứ không bao giờ thay đổi đó là món thịt chó khoái khẩu. Tương truyền, khi còn là thường dân, ông rất thích ăn thịt chó nhưng món này phải do Phàn Khoái nấu.

Món ăn yêu thích của Lưu Bang nhưng bị hậu thế sau này lên án kịch liệt - 3

Phàn Khoái.

Phàn Khoái là người huyện Bái, đồng hương với Lưu Bang. Ông làm nghề bán thịt chó mưu sinh. Lưu Bang thường đến tiệm của Phàn Khoái ăn thịt chó nhưng lại không bao giờ muốn trả tiền. Ông dùng miệng lưỡi của mình nói ngọt khiến cho Phàn Khoái không nỡ lấy tiền, thậm chí còn tỏ ra ngưỡng mộ.

Thời gian trôi qua, Phàn Khoái nhận thấy việc kinh doanh của mình kiếm được ít tiền, thêm chuyện Lưu Bang thường ăn quỵt khiến ông quyết định dời cửa tiệm đi nơi khác làm ăn.

Sau 3 ngày không ăn thịt chó, Lưu Bang tiếp tục mò đến chỗ Phàn Khoái nhưng không thấy ai ở đó nữa, hỏi thăm mới biết Phàn Khoái chuyển cửa tiệm sang bên kia sông.

Món ăn yêu thích của Lưu Bang nhưng bị hậu thế sau này lên án kịch liệt - 4

Con rùa chở Lưu Bang qua sông.

Lưu Bang vội vã tiến ra phía bờ sông nhưng lúc bấy giờ chỉ có một chiếc thuyền nhỏ mà người chờ thì đông, ông cũng không có xu nào nên đành nuốt nước bọt ừng ực. Tình cờ thấy một con rùa lớn đang bơi, ông bất chấp nhảy lên lưng con rùa, trong chốc lát đã qua được bên kia sông.

Lúc này, Phàn Khoái đang bày một quầy thịt chó trong chợ. Việc buôn bán của Phàn Khoái ở đây khá thuận lợi, mọi người tấp nập tới mua thịt chó của ông. Bản thân Lưu Bang sau khi đánh chén no nê cứ vài bữa lại cưỡi rùa sang ăn quỵt thịt chó của Phàn Khoái.

Món ăn yêu thích của Lưu Bang nhưng bị hậu thế sau này lên án kịch liệt - 5

Món thịt chó ngon trứ danh của Phàn Khoái.

Phàn Khoái rất ghét Lưu Bang, đã trốn qua bên kia sông vẫn không tránh được. Khi biết Lưu Bang sang đây nhờ một con rùa, ông đã tức giận, lén giết rồi bỏ chung nấu với thịt chó. Không ngờ sự kết hợp này khiến cho món thịt chó trở nên ngon hẳn hơn trước. Lưu Bang ăn xong không tiếc lời khen ngợi, hỏi han mới biết Phàn Khoái đã giết con rùa, tuy trong lòng không vui nhưng không thể nói được câu nào.

Không bao lâu, Lưu Bang thăng chức thành đình trưởng quận Tứ Thuỷ, ông nhớ tới việc bị Phàn Khoái giết rùa để ngăn cản mình qua sông. Thế là ông viện cớ Phàn Khoái tính tình nóng nảy, không được mang dao theo bên mình nên đã tịch thu. Không có dao, Phàn Khoái sau khi nấu thịt chó, dùng tay xé bán cho khách, không ngờ mùi vị và hình thức còn đẹp hơn cả dao cắt nên việc làm ăn ngày càng thuận lợi hơn.

Món ăn yêu thích của Lưu Bang nhưng bị hậu thế sau này lên án kịch liệt - 6

Sau đó, Lưu Bang trở thành Hoàng đế, trong một lần từ Từ Châu trở về huyện Bái, ông nhớ quê mình có món thịt chó rất ngon nên mời mọi người ăn thử. Khi ăn thịt chó với uống rượu, Lưu Bang nổi hứng sáng tác bài “Bài ca gió lớn”. Nhờ đó, món thịt chó ở huyện Bái càng thêm nổi tiếng.

Cách nấu thịt chó của người Bái rất đặc biệt, thường được làm như sau:

Nguyên liệu: Thịt chó, mỡ heo, đinh hương, nhục đậu khấu, gừng, quế, vỏ quýt, hoa hồi, thìa là, muối, rượu nấu ăn.

Sau khi chần thịt chó trong nước nóng, vớt ra để ráo. Nấu tan mỡ heo, cho các nguyên liệu vào đảo đều, thêm nước, đun trên lửa vừa. Khi thấy thịt chín chừ, lấy ra khỏi bếp, thêm bột tạo màu rồi tiếp tục đun rồi thêm muối là xong.

Tuy nhiên, người hiện đại thích nuôi chó làm thú cưng, thậm chí nhiều người còn coi chó như một thành viên trong gia đình, do đó việc ăn thịt chó là điều khó chấp nhận được. Cũng có không ít quốc gia lên án hành vi ăn thịt chó là độc ác và thiếu văn minh, nhiều nơi bắt đầu ban hành luật cấm ăn món này.

Trong khi đó, người dân Tô Châu có tập quán ăn thịt chó từ hơn 2000 năm nay, mặc dù biết việc này bị lên án nhưng mọi người ở đây rất khó thể thay đổi ngay thói quen này.

Nguồn: http://danviet.vn/mon-an-yeu-thich-cua-luu-bang-nhung-bi-hau-the-sau-nay-len-an-kich-liet-502021…Nguồn: http://danviet.vn/mon-an-yeu-thich-cua-luu-bang-nhung-bi-hau-the-sau-nay-len-an-kich-liet-502021301218584255.htm

Món cá khiến Tần Thủy Hoàng không tiếc lời khen ngợi, nguồn gốc lại bắt nguồn từ một chữ “hận”

Vị đầu bếp làm món cá này không ngờ rằng, đó là món ăn cứu sống mạng mình và trở thành đặc sản nổi tiếng của…

Món ngon ngày Tết nhiều người thích dễ gây tắc ruột khi ăn không đúng cách

Thứ Sáu, ngày 31/12/2021 08:00 AM (GMT+7)

Tắc ruột do thức ăn là một cấp cứu ngoại khoa khá thường gặp và thường gặp nhất là khối bã thức ăn thực vật. Trong bữa ăn ngày Tết có rất nhiều món ngon, tuy nhiên món ngon ngày Tết này rất dễ gây tắc ruột mà nhiều người thích.

Vào ngày Tết, gia đình nào cũng tất bật chuẩn bị nguyên liệu để nấu các món ăn truyền thống cho mâm cơm Tết. Tuy nhiên có những món ngon ngày Tết ăn uống không đúng có thể gây tắc ruột:

* Tắc ruột vì măng

Bát canh măng là một trong những đặc trưng trong mâm cỗ Tết của nhiều gia đình. Vị ngọt thanh của bát canh măng cũng làm dịu đi cái chua từ củ kiệu, dưa hành và tác dụng chống ngấy với các món ăn ngày Tết. Tuy nhiên, món ăn này có thể dẫn tới tình trạng tắc ruột khi ăn không hợp lý.

Thực tế, các bệnh viện đã ghi nhận nhiều trường hợp tắc ruột vì ăn măng. Như trường hợp một bệnh nhân 59 tuổi ở Gia Lâm đã phải nhập viện cấp cứu BVĐK Đức Giang do một lạng măng khô. Các bác sĩ đã nội soi gặp từng miếng bã thức ăn ra khỏi dạ dày. Trước đó, sau nhiều bữa ăn măng, bệnh nhân thấy chướng bụng, đau âm ỉ, khó tiêu.

Món ngon ngày Tết nhiều người thích dễ gây tắc ruột khi ăn không đúng cách - 1

Món ngon ngày Tết nhiều người thích dễ gây tắc ruột khi ăn không đúng cách - 2

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), hàm lượng dinh dưỡng trong măng không nhiều, đáng kể nhất là chất xơ. Chất xơ cộng với độc tố cyanide có trong măng nếu chế biến không đúng cách sẽ không có lợi cho sức khỏe.

Người có hệ tiêu hóa kém, người già khi ăn thực phẩm nhiều chất xơ như măng dễ dẫn tới tắc ruột. Măng nhất là măng khô có nhiều đoạn già hóa gỗ, nhai không kỹ sẽ khó tiêu.

Ngoài ra, với măng khô cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều lô sản phẩm có tẩm hóa chất lưu huỳnh. Khi chọn nên đưa lên mũi ngửi vì khí SO2 rất đặc trưng có mùi rất khó chịu. Để loại bỏ lưu huỳnh khỏi măng khô có thể ngâm nước vài ngày sau đó luộc kỹ mới cho ninh khoảng 2 – 3 tiếng.

* Hoa quả nhiều chất xơ

Theo BS Doãn Thị Tường Vi – nguyên Trưởng khoa dinh dưỡng (Bệnh viện 198), Các loại hoa quả nhiều chất xơ như cam, bưởi… có hàm lượng vitamin C cao nên là thực phẩm lý tưởng khi cần bổ sung vitamin C. Tuy nhiên, ăn quá nhiều lại có thể gây tắc ruột.

Khối bã thức ăn thường hình thành khi thực phẩm có nhiều chất tannin và thức ăn nhiều chất xơ. Đặc biệt là nhiều người lại ăn lúc đói, dạ dày còn trống rỗng, nồng độ HCl cao dễ tạo khối bã thức ăn rắn chắc do chất xơ bị kết tủa làm dính các sợi xơ thực vật lại. Với những người có thói quen ăn nhanh, nhai không kỹ hoặc có tiền sử phẫu thuật dạ dày… nguy cơ tắc ruột càng cao hơn.

Nhiều người chọn bưởi thay những món ăn vặt để hạn chế đồ ăn gây béo, kể cả lúc đói. Điều này sẽ gây hại cho dạ dày vì bưởi chứa acid citric rất cao. Tốt nhất, bưởi nên dùng sau khi ăn cơm để các hoạt động tiêu hóa được dễ dàng hơn.

Các chuyên gia cho rằng, chất xơ rất cần thiết nhưng không có nghĩa ăn bao nhiêu cũng được. Việc tiêu thụ quá nhiều chất xơ lại khiến cơ thể bị đầy hơi, táo bón, rối loạn tiêu hóa… Khuyến nghị của Viện dinh dưỡng quốc gia nên tiêu thụ ít nhất là 20 – 25g chất xơ/người/ngày. Khi ăn các món có chất xơ, người tiêu dùng cần uống nhiều nước hay chất lỏng để giúp đẩy chất xơ qua ruột dễ dàng.

Khi bị tắc ruột, người bệnh thường có các triệu chứng như đau bụng từng cơn, đau vùng thượng vị. Nếu xuống ruột, bã thức ăn sẽ gây tắc ruột với các triệu chứng đau bụng, nôn, bí, chướng. Để phát hiện được cần thực hiện nội soi, chụp Xquang, các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ cắt nhỏ bã thức ăn rồi lấy ra.

Do đó, khi mọi người thấy có các triệu chứng là đau, nôn, bí chướng cần nhanh chóng đi kiểm tra. Tắc ruột nếu để lâu dễ gây biến chứng hoại tử ruột, xoắn ruột, thủng ruột, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Nguồn: https://giadinh.net.vn/mon-ngon-ngay-tet-nhieu-nguoi-thich-de-gay-tac-ruot-khi-an-khong-dung-cac…Nguồn: https://giadinh.net.vn/mon-ngon-ngay-tet-nhieu-nguoi-thich-de-gay-tac-ruot-khi-an-khong-dung-cach-172210211134952873.htm

Món ngon độc đáo từ quả gấc cho vào đủ loại các món ăn mùa Tết rất ngon và đẹp mắt!

Mùa dịch năm nay cà chua đắt quá, tới 60 ngàn đ/kg. Nhưng không sao, thay vào đó đã có món xốt gấc màu đỏ góp phần làm…

Anh hai Sài Gòn mua bó hoa đẹp bán lề đường về chế biến, mất 20k món nào cũng gây thương nhớ

Thứ Sáu, ngày 31/12/2021 01:00 AM (GMT+7)

Người ta mua hoa về cắm, chàng trai Sài Gòn lại dùng bó bông súng đẹp như tranh về chế biến đủ món đậm vị miền Tây và ngon “nhức nách”.

Nếu như hoa sen rất được những người dân miền Bắc ưa chuộng trong chế biến món ăn thì hoa súng lại được lòng người dân đồng bằng sông Cửu Long. Bông súng có thể chế biến được rất nhiều món ăn nhưng ngon nhất và nổi tiếng nhất là món mắm kho bông súng, gỏi bông súng, cá kho bông súng.

Anh hai Sài Gòn mua bó hoa đẹp bán lề đường về chế biến, mất 20k món nào cũng gây thương nhớ - 1

Xe hoa súng đẹp như tranh khiến anh Phạm phải ngoái nhìn

Trên diễn đàn ẩm thực, anh Phạm tự sự về vẻ đẹp của bông súng được bán ở lề đường phố Sài Gòn. “Sài Gòn dạo này trời se se lạnh như thể đầu đông. Sáng bước ra phố, tự dưng nhớ mùa đông ngoài Bắc ghê gớm. Đi ngang một chiếc xe Honda cũ chở đầy bông súng đậu trên vỉa hè, đẹp ngỡ ngàng phải ngoái lại nhìn. Người đàn ông đứng tuổi có đôi tay đen đầy nhựa còn dính chút bùn như thể vừa mới lội xuống hồ hái cho kịp trời sáng. Nét giản dị chân chất của người miền tây.”

Anh hai Sài Gòn mua bó hoa đẹp bán lề đường về chế biến, mất 20k món nào cũng gây thương nhớ - 2

Bó bông nở đẹp mà giá chỉ có 20k

Nhưng khác với chị em mua về cắm cho đẹp, anh Phạm thì chỉ nghĩ hoa này nấu gì ngon. “Thấy bảo ăn gì bổ nấy, vậy xách một bó bông súng về thử làm vài món coi bổ gì”, anh Phạm hài hước với quyết định mua bông súng.

Vậy là với bó bông súng 20k, anh Phạm đã chế được đủ món ngon đậm chất miền Tây.

Anh hai Sài Gòn mua bó hoa đẹp bán lề đường về chế biến, mất 20k món nào cũng gây thương nhớ - 3

Gỏi bông súng

Phần cuống hoa anh Phạm rửa sạch để ráo. Tước vỏ bóp nhẹ. Đem trộn với dưa leo, ức gà xé, tôm luộc. Pha nước lọc cùng mắm, đường, chanh tỏi, tương ớt, ớt tươi chua ngọt vừa miệng trộn cùng. Rải lên ít rau thơm và đậu phộng rang. Ăn giòn và ngon.

Anh hai Sài Gòn mua bó hoa đẹp bán lề đường về chế biến, mất 20k món nào cũng gây thương nhớ - 4

Canh chua bông súng đặc trưng miền Tây

Phần còn lại anh Phạm mang nấu canh chua. Canh cá nấu quả chay khô. Lúc chín thả bông súng vào, rắc thêm chút ngò là xong. Cũng có thể ăn với bún và lẩu như một loại rau sống.

Bát canh chua bông súng miền Tây có vị chua, ngọt đậm đà. Anh Phạm nấu bằng quả chay khô và bớt vị ngọt.

Anh hai Sài Gòn mua bó hoa đẹp bán lề đường về chế biến, mất 20k món nào cũng gây thương nhớ - 5

Bông súng xào tỏi

Phần bông anh Phạm thử xào tỏi. Nó có vị nhặng nhặng đắng và chát nhẹ.

Ngoài những món trên, người miền Tây còn ăn bông súng sống chấm mắm kho, lẩu cá kéo nhúng bông súng…

Anh hai Sài Gòn mua bó hoa đẹp bán lề đường về chế biến, mất 20k món nào cũng gây thương nhớ - 6

Được mùa bông súng mắm kho

Khi miền Tây ra đón lũ tràn về, dân miệt đồng bằng cũng có món ngon thưởng thức: mắm kho ăn kèm bông súng.

Nguồn: https://giadinh.net.vn/nghi-an-gi-bo-nay-anh-hai-sai-gon-mua-bo-hoa-dep-nhu-tranh-ban-le-duong-v…Nguồn: https://giadinh.net.vn/nghi-an-gi-bo-nay-anh-hai-sai-gon-mua-bo-hoa-dep-nhu-tranh-ban-le-duong-ve-che-bien-mat-20k-ma-mon-nao-cung-gay-thuong-nho-17221123011131574.htm

7 ”nguyên tắc vàng” nhất định phải làm đúng khi ăn lẩu để tránh rước họa vào thân

Tránh những sai lầm cơ bản khi ăn lẩu sau đây, bạn sẽ yên tâm hơn để thưởng thức món lẩu khoái khẩu trong mùa đông…

Mít đang rất rẻ, để mua được mít ngon, không hóa chất cần theo các cách sau

Thứ Sáu, ngày 31/12/2021 10:00 AM (GMT+7)

Mít là trái cây thơm ngon và bổ dưỡng nhưng là loại quả dễ bị ngâm hóa chất thúc chín. Cách dưới đây sẽ giúp bạn mua được những loại mít chuẩn và an toàn.

Những ngày gần đây, trên một số tuyến đường ở Hà Nội như Hồ Tùng Mậu, Kim Ngưu, Tôn Thất Thuyết, Phạm Ngọc Thạch, Quán Thánh… nhiều xe tải lớn chở mít Thái quay đầu từ Lạng Sơn về bán dọc vỉa hè.

Đặc biệt thu hút là mức giá bán của mít Thái giải cứu này khá rẻ, trung bình khoảng 6.000 – 10.000 đồng/kg. Một tiểu thương ở chợ Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội cho biết, nếu ngày thường thì giá mít Thái sẽ dao động từ 30.000 – 40.000 đồng/kg nhưng thời điểm này lại rất rẻ.

Giá mít Thái đang rất rẻ, chỉ từ 6.000 – 10.000 đồng/kg. Quả tươi ngon chứ không phải loại ướp lạnh. Ảnh minh họa.

Không chỉ ở các vỉa hè, trên các trang mạng xã hội, mít cũng được rao bán tràn lan. Ảnh minh họa

Dẫu biết nguồn gốc tại sao mít đợt này lại rẻ như vậy nhưng nhiều chị em vẫn băn khoăn, lo lắng muốn mua mà sợ mua phải mít ngâm, tẩm hóa chất.

Cách phân biệt mít an toàn và mít bị tẩm hóa chất

1. Ngửi mùi

Mít chín có mùi thơm đặc trưng của mít, có thể ngửi được từ xa mà không cần phải bổ quả mít ra. Mít ngâm hóa chất không có mùi thơm hoặc mùi thơm không nhiều ngay cả khi quả mít đã được bổ ra.

2. Cắn thử múi mít

Mít đang rất rẻ, để mua được mít ngon, không hóa chất cần theo các cách sau - 1

Mít đang rất rẻ, để mua được mít ngon, không hóa chất cần theo các cách sau - 2

Mít chín cây có vị ngọt thanh, bùi, giòn nhưng không cứng. Mít ngâm hóa chất có màu vàng óng nhưng múi mít cứng và sượng, cắn vào có vị lờ lợ.

3. Quan sát múi mít và xơ mít

Mít đang rất rẻ, để mua được mít ngon, không hóa chất cần theo các cách sau - 3

Múi mít chín cây có màu vàng óng hoặc vàng đậm, thịt dày, xơ mít không nhiều, có màu trắng ngà ngà hoặc vàng nhạt. Mít chín ép thì xơ vàng như múi mít.

4. Quan sát và sờ nắn quả mít

Mít đang rất rẻ, để mua được mít ngon, không hóa chất cần theo các cách sau - 4

Mít chín cây có gai thưa, không nhọn, vỏ mềm, có màu xanh chuyển vàng hoặc có đốm đen. Mít chín ép thường được hái lúc còn xanh nên mắt không nở to, gai nhọn và dày, vỏ cứng, có màu xanh do còn non.

Cách để mua được mít chín và ngon rất đơn giản, ngoài việc quan sát vỏ và gai mít, bạn nên để ý hình dáng quả mít. Quả mít thuôn dài, không lồi lõm, vỗ vào phát ra âm thanh bịch bịch là mít ngon.

5. Quan sát mủ mít

Mít đang rất rẻ, để mua được mít ngon, không hóa chất cần theo các cách sau - 5

Mít chín cây khi bổ ra thường có ít mủ hoặc không có mủ chảy ra, mủ mít có màu ngà ngà, không phải là màu trắng. Mít ngâm hóa chất chảy mủ dày đặc, mủ trắng.

8 lợi ích sức khỏe không ngờ đến từ trái mít:

1. Tăng cường hệ miễn dịch

Mít là loại trái cây có nguồn vitamin C tuyệt vời. Vitamin C là loại chất giúp cơ thể chống hiện tượng nhiễm virus và nhiễm khuẩn. Vitamin C giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào máu trắng. Một chén nước ép từ mít có thể cung cấp cho cơ thể một số lượng lớn chất oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể.

2. Chống lại bệnh ung thư

Ngoài vitamin C, mít còn rất giàu các chất dinh dưỡng thực vật như ignans, isoflavones và saponins. Đây là những loại chất có đặc tính chống ung thư và chống lão hóa. Những loại chất dinh dưỡng thực vật có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư ra khỏi cơ thể và làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào, nguyên nhân dẫn ra các căn bệnh liên quan đến thoái hóa.

3. Giúp hệ tiêu hóa hoạt động đúng chức năng

Mít cũng chứa các chất có thuộc tính chống loét và rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, mít cũng chứa rất nhiều chất xơ, vì vậy chúng giúp ngăn ngừa táo bón và đi tiêu dễ dàng hơn. Loại chất xơ này cũng có tác dụng loại bỏ các màng nhầy bám ở ruột, từ đó giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già (đại tràng).

4. Duy trì sức khỏe cho đôi mắt và làn da

Mít có chứa nhiều vitamin A, một loại chất dinh dưỡng có tác dụng rất lớn trong việc duy trì sức khỏe của đôi mắt và làn da. Mít có tác dụng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng và bệnh quáng gà.

5. Bổ sung năng lượng

Mít được coi như là một trái cây năng lượng do sự hiện diện của các loại đường như fructose và sucrose, những loại đường này giúp bạn bổ sung năng lượng gần như ngay lập tức. Mặc dù, mít là loại trái cây giàu năng lượng nhưng nó lại không chứa chất béo bão hòa, cholesterol. Vì vậy, nó là loại trái cây tuyệt vời để thưởng thức.

6. Phương thuốc để trị chứng cao huyết áp

Kali chứa trong mít được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp. Vì vậy, ăn mít thường xuyên là cách để làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

7. Giúp xương chắc khỏe

Mít rất giàu magiê, một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hấp thụ canxi và kết hợp với canxi để giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến xương như loãng xương.

8. Ngăn ngừa thiếu máu

Mít cũng chứa nhiều chất sắt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và kiểm soát việc giúp lưu thông máu trong cơ thể. Đối với những người ăn kiêng thì mít là loại trái cây tuyệt vời để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt mà không sợ bị béo phì.

Nguồn: https://giadinh.net.vn/mit-dang-rat-re-e-he-day-duong-de-mua-duoc-mit-ngon-khong-hoa-chat-co-du-…Nguồn: https://giadinh.net.vn/mit-dang-rat-re-e-he-day-duong-de-mua-duoc-mit-ngon-khong-hoa-chat-co-du-cac-chat-dinh-duong-tot-nhat-cua-mit-can-theo-cac-cach-sau-172211025074339931.htm

Mẹo chọn tôm ngon và không còn vị tanh khi nấu

Dù là băm, hấp, chiên hay luộc… các món ăn làm từ tôm lúc nào cũng hấp dẫn vô cùng!